Tăng tốc Internet nhanh hơn trên Windows
Tăng tốc Internet nhanh hơn trên Windows. Trong các phiên bản của hệ điều hành Windows, Microsoft luôn dự trữ 20% tổng lượng băng thông của hệ thống để dùng cho những mục đích khác như Windows Update và kiểm soát máy tính của người dùng. Nhưng bạn hoàn toàn có thể loại bỏ chế độ này. Và sử dụng được toàn bộ băng thông để tăng tốc độ kết nối internet. Bài viết này, topthuthuat sẽ hướng dẫn bạn cách tăng tốc Internet nhanh hơn trên Windows.
Tăng tốc Internet nhanh hơn trên Windows
Người dùng thường không được khuyến cáo vô hiệu hóa tính năng này. Tuy nhiên trong trường hợp kết nối Internet của bạn quá chậm và không dùng đến dịch vụ Windows Update. Bạn có thể làm điều này để giải phóng băng thông một cách dễ dàng theo hướng dẫn sau (áp dụng được cho tất cả phiên bản Windows).
Bạn kích vào Start > chọn Run và nhập “gpedit.msc” (dùng thoải mái từ Windows XP trở lên nhé) để mở cửa sổ Local group policy editor.
Ở phần bên trái của cửa sổ, tại Local Computer Policy bạn chọn Computer Configuration > chọn Administrative Templates > Network > QOS Packet Scheduler. Sau đó tại phần bên phải bạn kích đúp chuột vào Limit reservable bandwidth.
Mặc định chế độ này được đặt not configured nhưng thực tế Windows vẫn giữ lại 20% tổng lượng băng thông. Bạn có thể chỉnh sửa lại thiết lập này bằng cách chọn Enable. Tại mục Options > Bandwidth limit (%) bạn để là 0.
Bằng cách này hệ thống của bạn sẽ được sử dụng 100% băng thông để kết nối internet.
Qua bài viết, topthuthuat đã hướng dẫn các bạn tăng tốc Internet nhanh hơn trên Windows. Với cách này bạn có thể sử dụng khi cần thiết với những điều kiện đã được nêu ở trên. Hi vọng đây sẽ là kiến thức mới dành cho các bạn. Nếu có gì thắc mắc hoặc góp ý vui lòng để lại comment bên dưới để được giải đáp nhanh nhất nhé.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!
Bài viết Tăng tốc Internet nhanh hơn trên Windows đã xuất hiện đầu tiên vào ngày FIFA ONLINE 4.
Nguồn: FIFA ONLINE 4
https://fifa4.net/tang-toc-internet-nhanh-hon-tren-windows/
Xem thêm tại:
https://gamefifa4net.blogspot.com
Nhận xét
Đăng nhận xét